Có nhiều trường hợp khi đi điều trị thì tình trạng Bệnh trĩ đã ở độ 3, độ 4 rồi và nguyên nhân có thể là do không biết mình mắc bệnh hoặc có tâm lý e ngại sợ đi khám vì vậy ở thời diểm rất khó khăn trong quá trình chữa trị.
- Ngồi lâu: những người thường ngồi lâu khi làm việc sẽ bị mắc phải bệnh trĩ khi lớn tuổi. Vì vậy bạn cần phải vận động thường xuyên để tránh bệnh trĩ.
- Táo bón: Nếu bị bị táo bón trong thời gian dài, các cơ vùng hậu môn phải chịu áp lực rất lớn mỗi khi bạn đi ngoài.Quá trình đi ngoài khó khăn dẫn đến tình trạng giãn cơ hậu môn, cuối cùng là mắc phải bệnh trĩ.
- Phụ nữ mang thai: Sức ép quá mạnh từ bào thai có thể làm trầm trọng thêm bệnh trĩ.
- Căng thẳng tinh thần quá mức chắc chắn sẽ gây khó khăn lên tất cả các bộ phận của cơ thể, và là một nhân tố góp phần gây ra bệnh trĩ. Căng thẳng tinh thần làm tăng huyết áp, và do đó huyết áp được tăng xung quanh khu vực hậu môn, gây ra trĩ.
- Quan hệ qua hậu môn: Nếu bạn có thói quen quan hệ qua" cửa sau" thì việc bị xước, thủng, rách niêm mạc là điều thường xuyên xảy ra. Nếu khu vực này bị viêm nhiễm, hậu quả sẽ viêm xương chậu, thậm chí cả bệnh trĩ.
- Chế độ ăn uống: Người có thói quen ăn đồ cay nóng, hãy sử dụng các chất kích thích hay ăn uống thất thường không ra bữa cũng gây ra bệnh trĩ
Một vài nguyên nhân khác cũng có thể gây bệnh trĩ: Ngườ cao huyết áp, xơ gan, xơ động mạch, viêm trực tràng hậu môn mãn tính... đều có thể gây nên Bệnh trĩ.
Để giải đáp câu hỏi này dưới đây các bác sĩ của Phòng Khám Đa Khoa Hưng Thịnh xin đưa ra cho bạn một số các triệu chứng ban đầu của Bệnh trĩ.
Chảy máu là triệu chứng bệnh trĩ có sớm nhất và thường gặp nhất. Lúc đầu chảy máu rất kín đáo, tình cờ bệnh nhân phát hiện khi nhìn vào giấy chùi vệ sinh sau khi đi cầu hoặc nhìn vào phân thấy vài tia máu nhỏ dính vào thỏi phân rắn.
Về sau mỗi khi đi cầu phải rặn nhiều do táo bón thì máu chảy thành giọt hay thành tia. Muộn hơn nữa cứ mỗi lần đi cầu, mỗi lần đi lại nhiều, mỗi lần ngồi xổm máu lại chảy, có khi máu chảy rất nhiều bắt bệnh nhân phải vào cấp cứu.
Đôi khi máu từ búi trĩ chảy ra đọng lại trong lòng trực tràng rồi sau đó mới đi cầu ra nhiều máu cục.
Sa búi trĩ thường xảy ra trễ hơn sau một thời gian đi cầu có chảy máu. Lúc đầu, mỗi khi đại tiện thì thấy có khối nhỏ lồi ra ở lỗ hậu môn, sau đó khối đó tự tụt vào được.
Càng lâu ngày, khối đó to lên dần và không tự tụt vào sau khi đi cầu nữa mà phải dùng tay nhét vào. Cuối cùng, khối sa đó thường xuyên nằm ngoài hậu môn.
Ngoài 2 triệu chứng chính trên, bệnh nhân có thể có kèm theo các triệu chứng khác như đau khi đi cầu, ngứa quanh lỗ hậu môn. Thông thường trĩ không gây đau, triệu chứng đau xảy ra khi có biếng chứng như tắc mạch, sa trĩ nghẹt hay do các bệnh khác ở vùng hậu môn như nứt kẽ hậu môn, áp xe cạnh hậu môn… Triệu chứng ngứa xảy ra do búi trĩ sa ra ngoài và tiết dịch gây viêm da quanh hậu môn làm cho bệnh nhân cảm thấy hậu môn lúc nào cũng có cảm giác ướt và ngứa.
Cách phân biệt bệnh trĩ với một số trường hợp có chảy máu hậu môn khác
Bệnh ung thư hậu môn, trực tràng, cũng có triệu chứng chảy máu giống như bệnh trĩ, nếu bệnh nhân cứ cho là mình bị bệnh trĩ, không chịu đi khám và điều trị, đến khi ung thư phát triển to thì không còn khả năng điều trị được.
Trường hợp polype trực tràng cũng cho dấu hiệu chảy máu, đây là bệnh cần can thiệp cắt bỏ thì mới hết bệnh chứ không thể điều trị bằng thuốc.
Khi bị trĩ ngoại, búi trĩ sa ra ngoài, thường lầm với sa trực tràng (loài dom), cách điều trị của hai loại bệnh này lại hoàn toàn khác nhau.
Lời khuyên của bác sĩ: Việc phòng ngừa và Điều trị bệnh trĩ không phải là khó khăn nếu bệnh ở giai đoạn nhẹ vì vậy nếu bạn có những triệu chứng của bệnh thì nên thu xếp thời gian để tiến hành điều trị càng sớm càng tốt. Nếu bạn còn điều gì lo lắng xin vui lòng gọi tới số để được giải đáp cụ thể.
Nguồn: /