So sánh giữa trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Lượt xem: 15403
Đánh giá :
Điểm trung bình: 4.8 / 10 ( 62 lượt đánh giá )

Bệnh trĩ cũng là một căn bệnh tế nhị, mấy ai có thể chia sẻ căn bệnh cho người khác hay gặp bác sĩ để có thể chia sẻ rõ bệnh mà mình mắc phải. Do đó rất ít người đã đi điều trị bệnh kịp thời, đến khi bệnh đã nghiêm trọng, ảnh hưởng tới đời sống cũng như sinh hoạt thì mới đi chữa trị. Nhưng ít ai biết được mức độ nguy hiểm của nó khi không điều trị

So sánh trĩ nội, trĩ ngoại và trĩ hỗn hợp

Bệnh trĩ là sự hình thành búi trĩ nằm trong hoặc ngoài hậu mông
Bệnh trĩ có 3 loại chính như: Trĩ nội, trĩ ngoạitrĩ hỗn hợp. Ba bệnh này có những biểu hiện, nguyên nhân và cách chữa trị tương đối giống nhau

Biểu hiện:

- Có máu dính phân khi đi đại tiện, gây đau cho người bệnh tùy theo mức độ nặng hay nhẹ
- Hình thành các búi trĩ, có thể sa xuống

Ngoài ra còn một số điểm giống nhau như:

Nguyên nhân bệnh trĩ?

Cách phòng tránh bệnh trĩ?

Cách trị bệnh trĩ?

Bên cạch những đặc điểm giống nhau trên, bệnh trĩ còn có một số đặc điểm khác nhau như:

SO SÁNH TRĨ NỘI, TRĨ NGOẠI VÀ TRĨ HỘN HỢP
  Bệnh trĩ nội Bệnh trĩ ngoại Bệnh trĩ hỗn hợp
Hình minh họa Bệnh trĩ nội Bệnh trĩ ngoại Trĩ hỗn hợp
Xuất hiện - Do các tĩnh mạch nằm bên trong trực tràng co dãn quá mức, gây sưng, phù - Do các đám rối các tĩnh mạch ở hậu môn phì đại tạo thành hoặc do các nếp gấp ở xung quanh hậu môn - Các búi trĩ nội và ngoại liên kết với nhau tạo thành một khối trĩ dài, liên kết từ trong ra ngoài cửa hậu môn
Sự  hình thành - Do các tĩnh mạch nằm bên trong trực tràng co dãn quá mức, gây sưng, phù. - Do các đám rối các tĩnh mạch ở hậu môn phì đại, tạo thành hoặc do các nếp gấp ở xung quanh hậu môn Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại
Vị trí

- Nằm ở trên đường lược

- Nằm trong hậu môn

- Nằm ở dưới đường lược

- Nằm ngoài hậu môn

Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại
Cấu tạo

- Bề mặt búi trĩ là lớp niêm mạc

- Không có thần kinh cảm giác, nên không gây đau khi ở giai đoạn đầu

- Bề mặt búi trĩ là lớp biểu mô lát tầng

- Có thần kinh cảm giác, nên gây đau khi ở giai đoạn đầu.

Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại
Nhận biết - Ở giai đoạn đầu, khó nhận biết bằng mắt hoặc các cơ quan cảm giác thông thường - Ở giai đoạn đầu, có thể nhận biết bằng mắt hoặc các cơ quan cảm giác thông thường Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại

Cấp độ

I

- Do mới hình thành nên khi đại tiện có thể có một chút máu dính trên phân, đây là dấu hiệu nhận biết chính

- Tuy nhiên do mới mình thành búi trĩ nên máu dính trên phân không quá nhiều, chỉ khi chúng ta để ý kĩ mới thấy được biểu hiện này

- Mới hình thành búi trĩ nên có hình tròn hoặc elip nhỏ bằng hột đỗ xuất hiện tại vị trí hậu môn.

- Bệnh nhân sẽ cảm giác đau nhưng không nhiều khi đại tiện, sinh hoạt,...

Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại

Cấp độ

II

- Búi trĩ lớn dần, chảy máu nhiều hơn, có thể dính trên giấy lau khi đi đại tiện.

- Lúc này búi trĩ có thể sa ra ngoài cửa hậu môn nhưng búi trĩ có thể co rụt lại vào trong khi đại tiện xong.

- Ngoài ra bản thân người mắc bệnh sẽ khó khăn hơn khi đi đại tiện hoặc có cảm giác đau, ngứa vùng hậu môn

- Búi trĩ lớn dẫn, người bênh sẽ thấy đau liên tục đặc biệt khi quan hệ, gây ra ma sát cho búi trĩ.

- Khi đại tiện máu sẽ chảy nhều hơn.

- Hậu môn lúc này luôn có tình trạng ẩm ướt, có mùi hôi, khó chịu và ngứa ngáy liên tục

Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại

Cấp độ

III

- Búi trĩ bắt đầu sa ra ngoài nhiều hơn, có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm.

- Lúc này sẽ có máu chảy ra từng giọt hoặc tia khi đi đại tiện, gây ra đau nhức vùng hậu môn khi đi đại tiện hoặc sau khi đi đại tiện.

- Các búi trĩ đã lớn, do vậy búi trĩ không thể co rụt vào trong, bắt buộc người bệnh phải dùng tay đẩy vào hoặc nằm sấp thì búi trĩ mới có thể co rụt lại vào trong.

- Cấp độ này ảnh hưởng tới sinh hoạt của bệnh nhân

- Các búi trĩ to hơn, gây tắc ngẽn hậu môn, gây đau rát khó chịu dữ dội khi đại tiện hoặc nằm, ngồi

- Máu sẽ chảy ra thành tia nhiều hơn

- Gây ảnh hưởng lớn tới cuộc sống cũng như sinh hoạt hằng ngày.

Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại

Cấp độ

IV

Búi trĩ rất lớn,sa xuống che khít toàn bộ vùng hậu môn.

Bệnh nhân không thể dùng tay để đẩy vào được nữa. Lúc này máu sẽ chảy rất nhiều, chảy từng giọt khi đại tiện hoặc khi bình thương.

Đặc biệt lúc này búi trĩ có thể bị tổn thương gây ra nhiễm trùng máu, viêm nhiễm

Ở cấp độ này ảnh hưởng rất lớn tới đời sống sinh hoạt người bệnh: Gây ra đau nhức, khó chịu hoặc có mùi hôi thường xuyên khi nằm, ngồi hay đi lại.

Các búi trĩ phát triển rất to và nhiều hơn sa hết ra ngoài vùng hậu môn.

Gây chảy máu liên tục, đau nhức, luôn có chất dịch mang mùi hôi khó chịu chảy ra khi đại tiện, đi lại, sinh hoạt thường ngày.

Đặc biệt rất dễ gây ra hoại tử hậu môn, nhiễm trùng hậu môn, nhiễm trùng máu.

Cấp độ này ảnh hưởng cực kì xấu tới đời sống:  Khi đi lại sẽ làm ma sát các búi trĩ gây đau dữ dội, nằm yên hoặc ho nhẹ cũng sẽ gây đau tức vùng hậu môn.

Xuất hiện trên cả trĩ nội và trĩ ngoại

 

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Dấu hiệu nhận biết Bệnh Trĩ
Dấu hiệu nhận biết Bệnh...
Nhiều bệnh nhân mắc bệnh trĩ nhưng không nhận ra làm cho bệnh ngày...
Bệnh trĩ là bệnh gì?
Bệnh trĩ là bệnh gì?
Ngày nay tỷ lệ bệnh nhân mắc Bệnh trĩ ngày càng nhiều và bị cả...
Ăn gì để trị bệnh trĩ
Ăn gì để trị bệnh trĩ
Việc ăn uống đúng cách cũng là một trong những phương pháp có thể...
Cách chữa trị bệnh trĩ
Cách chữa trị bệnh trĩ
Cách chữa và điều trị Bệnh trĩ phải tùy thuộc và tình trạng của...
Khám bệnh trĩ ở đâu tốt nhất
Khám bệnh trĩ ở đâu tốt...
Điều trị bệnh trĩ không phải là quá khó khăn nhưng quan trọng nhất...
Bệnh trĩ khi mang thai
Bệnh trĩ khi mang thai
Phụ nữ khi mang thai thường có sức đề kháng kém vì phải chăm sóc...