Bệnh trĩ là một căn bệnh phổ biến, hiện nay khoảng 70% dân số Việt Nam mắc bệnh này.
Trong đó có khoảng 30% phụ nữ mang thai sẽ bị trĩ trong thời gian này
Xem thêm: Nguyên nhân gây ra trĩ ?
Khi phụ nữ mang thai, sức nặng của thai nhi sẽ gây ra áp lực cho vùng chậu và tử cung, sẽ làm cho máu ở các vùng này lưu thông chậm, máu sẽ tụ lại. Các tĩnh mạnh trong thành ruột bị phình căng hết cỡ, làm cho chúng lỏng lẻo và yếu đi, làm chúng không còn vững chắc, các thành tĩnh mạch có xu hướng sưng nên, gây ra trĩ.
Yếu tố khác dẫn tới trĩ khi mang thai là do sự gia tăng tổng lưu lượng máu trong cơ thể người mẹ, để có thể mang những dưỡng chất đầy đủ, cũng như oxi để cung cấp cho thai nhi
Phụ nữ trước khi mang thai có tiền sử bị trĩ hoặc bị táo bón. Đây cũng là nguyên nhân để cho trĩ phát triển và đây cũng là nguyên nhân làm ảnh hưởng đến tâm lí cho người mẹ khi mang thai
Do sức nặng của thai nhi nên người mẹ thường xuyên có cảm giác mệt mỏi, do vậy các bà mẹ thường ít vận động hơn. Điều này sẽ gây nên tình trạng khí huyết Lưu thông kém,làm tăng độ sa giãn búi mạch. Tăng nguy cơ mắc bệnh trĩ
Sự gia tăng nồng độ nội tiết tố progesterone trong thời gian mang thai sẽ khiến làm chậm nhu động ruột,làm cho các thành tĩnh mạch dễ bị sung lên, khiến phụ nữ mang thai dễ bị táo bón.
Phụ nữ khi mang thai cũng có các triệu chứng thông thường như:
Xuất hiện máu khi đi đại tiện. Lâu dần sẽ gây ra tình trạng thiếu máu, ảnh hưởng tới sức khỏe phụ nữ mang thai và thai nhi
Có cảm giác đau khi đi đại tiện, đôi khi sẽ có cảm giác ngứa ngáy, khó chịu
Thấy có khối thịt nhỏ mềm hoặc cứng ở vùng hậu môn, nó có thể thu lại vào trong sau khi đại tiện. Lâu dần nó sẽ sa ra ngoài nhiều hơn làm cho phụ nữ mang thai khó khăn khi đi đại tiện
Những ảnh hưởng tới phụ nữ mang thai và thai nhi
Do áp lực từ thai nhi lên các tĩnh mạch trong trực tràng, khiến các cơ ở hậu môn bị nghẹt, máu không thể lưu thông. Làm cho các búi trị bị nghet, gây ra đau, tức, khó chịu ở vùng hậu môn
Do bị trĩ nên mẹ bầu có nguy cơ thiếu máu, dẫn tới các mẹ bầu thường xuyên mệt mỏi
Các mẹ bầu sẽ có nguy cơ bị nứt, rách hậu môn khi bị trĩ. Làm cho các nấm, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể làm ảnh hưởng tới mẹ và thai nhi
Búi trĩ phát triển gây nên tình trạng khó chịu, đau rát hoặc ngứa cả ngày, ảnh hưởng đến sức khỏe của người mẹ và thai nhi, cũng như ảnh hưởng tới tinh thần của các mẹ. Làm cho các mẹ lo lắng, đầu óc căng thẳng, đau đầu, mệt mỏi,...
Đặc biệt khi bị trĩ các mẹ khi sinh em bé sẽ đối mặt với nhiều đau đớn hơn và khó khăn hơn.
Xem thêm: Bệnh trĩ nên ăn gì, bệnh trĩ nên kiêng gì?
Tránh căng thẳng: Căng thẳng khiến cho áp lực lên các khu vực trực tràng nhiều hơn, là cơ sở để trĩ phát triển
Uống nhiều nước sẽ làm cho quá trình hấp thu và trao đổi chất dễ dàng, cải thiện được tình trạng bệnh
Bổ sung thêm chất xơ: Các thực phẩm chứa chất xơ sẽ làm tăng nhu động ruột, giúp cho việc đại tiện dễ dàng hơn và giảm khả năng trĩ phát triển
Nên vận động thường xuyên, không nên ngồi hoặc đứng lâu để làm giảm áp lực lên các vùng chậu và tử cung, giúp việc cải thiện tình trạng bệnh
Không rặn mạnh khi đi vệ sinh, nếu có nhu cầu đi, cần phải đi ngay. Việc dặn mạnh hay nhịn đi thì sẽ làm tăng áp lực lên tĩnh mạch hậu môn và trực tràng khiến cho tình trạng bệnh phát triển xấu hơn
Nhâm mình trong nước ấm. Biện pháp này giúp cho máu lưu thông dễ dàng đồng thời còn làm giảm cảm giác đau do trĩ gây ra.
Dùng đá lạnh chườm lên vùng hậu môn để giảm đau và giảm sưng
Vệ sinh vùng hậu môn sạch sẽ, nên dùng giấy ướt, mềm để hạn chế tổn thương vùng hậu môn và búi trĩ
Các mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của bác sĩ hoặc sử dụng các bài thuốc nam y. Việc này có thể sẽ khiến bệnh thêm nghiêm trọng, ảnh hưởng tới thai nhi và điều trị bệnh sau này.
Với những cách trên, bệnh không thuyên giảm, các mẹ nên tìm gặp bác sĩ để có các biện pháp chữa trị hiệu quả nhất.
Trên đây là những tư liệu tham khảo cho những phụ nữ mang thai bị trĩ. Để có thể biết thêm thông tin chi tiết nhất bạn có thể liên hệ trực tiếp qua sdt 0386977199 hoặc có thể chat trực tiếp tại hộp thư tư vấn