Bệnh trĩ là một căn bệnh bình thường nhưng nếu chúng ta không kịp chữa trị kịp thời thì nó là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm, ảnh hưởng tới sức khỏe và đời sống tinh thần của người bệnh
Bệnh trĩ sẽ chia làm 4 cấp đồ và 2 giai đoạn:
Giai đoạn 1: Giai đoạn này là giai đoạn nhẹ có thể chữa trị bằng thuốc
- Cấp độ I: Búi trĩ mới được hình thành ở hậu môn, bệnh nhân không có cảm giác đau, rát khi đi đại tiện. Khi đi đại tiện chỉ có một chút máu dính trên phân, nếu chúng ta để ý kĩ sẽ thấy biểu hiện này
- Cấp độ II: Búi trĩ lớn dần và có biểu hiện sa xuống khi đi đại tiện. Nhưng búi trĩ sẽ tự thụt vào trong hậu môn sau khi đi đại tiện. Lúc này máu sẽ xuất hiện nhiều hơn, có thể dính trên giấy hay dính vào phân. Ở cấp độ này người mắc bệnh cũng sẽ cảm thấy đau, rát khi đại tiện nhưng vớí mức độ nhẹ
Giai đoạn 2: Giai đoạn này bệnh đã chuyển biến rất nặng có nguy cơ phải phẫu thuật cao. Giai đoạn này có thể chữa trị bằng thuốc nhưng hiệu quả đạt không cao và phải điều trị trong khoảng thời gian khá dài
- Cấp độ III: Búi trĩ đã bắt đầu lớn dần và sa xuống ngoài hậu môn, búi trĩ sẽ có màu đỏ tươi hoặc đỏ thẫm. Cấp độ này các búi trĩ đã lớn nên không thể tự co rụt lại, bắt buộc người bệnh phải dùng tay đẩy lên. Khi đi đại tiện máu sẽ chảy nhiều hơn, thành giọt hoặc tia. Người bệnh sẽ cảm giác đau, rát nhiều hơn, khó chịu vùng hậu môn
- Cấp độ IV: Búi trĩ đã sa hẳn ra ngoài, không thể tự co rụt cũng như không đẩy được vào trong được nữa, máu sẽ xuất hiện nhiều hơn, người bệnh sẽ cảm giác đau, rát vùng hậu môn dữ dội ngay cả khi không đi đại tiện, kể cả đi lại hay nằm bệnh nhân đều cảm thấy đau, rát vùng hậu môn. Lúc này sẽ có chất dịch mang mùi hôi khó chịu chảy ra thường xuyên, khiến cho việc sinh hoạt hay đi lại của người bệnh khó khăn, khiến cho tinh thần bệnh nhân lo lắng, mặc cảm.
Bệnh trĩ để lâu có sao không?
Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không?
Đây là những câu hỏi hay được quan tâm nhất của người bệnh
Đối với giai đoạn 1, ở cấp độ I và II: bệnh mới phát triển, có phát triển cũng không nhiều nên bệnh nhân có thể điều trị bằng thuốc uống hoặc thuốc bôi trực tiếp vào hậu môn được kê theo đơn của bác sĩ.
Hoặc bệnh nhân có thể tự mình điều trị bằng cách: Thay đổi thói quen sinh hoạt hằng ngày, cũng như thay đổi thói quen ăn uống đối với cấp độ I như:
- Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả để làm mềm phân, hạn chế làm áp lực cho hậu môn và các búi trĩ. Đồng thời người bệnh cũng không nên ăn đồ cay, nóng như: Ớt, tiêu,...Đồng thời cũng phải hạn chế đồ ăn chứa dầu mỡ như chiên, rán để hạn chế các kích thích từ dạ dày tới đại - trực tràng xuống hậu môn
- Bệnh nhân cũng không nên sử dụng các chất kích thích như bia, rượu, cafe hay thuốc lá.
- Uống đủ nước mỗi ngày khoảng 2 lít nước, để giúp đào thải độc tố ra bên ngoài, cùng với đó là luyện tập thể dục thể thao thường xuyên để tăng cường sức khỏe, làm giảm khả năng tiển triển của các búi trĩ. Ngoài ra bệnh nhân không nên làm việc nặng, ngồi/đứng quá lâu khi làm việc hay đi đại tiện. Việc này sẽ gây áp lực cho búi trĩ, khiến các búi trĩ hình thành và lớn dần.
Do bệnh ở giai đoạn 1 này nên còn hạn chế một số nguy cơ mà người mắc bệnh bỏ qua, chưa cần thiết chữa trị hoặc cứ để sẽ tự khỏi, mà không chữa trị thì nó là tiền đề để phát triển bệnh nặng hơn ở cấp độ III và IV
Ở giai đoạn này bệnh nhân sẽ phải gặp các vấn đề như đau, rát, ra máu ở vùng hậu môn và ở giai đoạn này sẽ có chất dịch có mùi hôi chảy ra thường xuyên hơn, khiến cho cuộc sống sinh hoạt hằng ngày người bệnh bị đảo lộn.
Do chảy máu nhiều hơn và búi trĩ đã sa ra ngoài nên rất dễ:
- Viêm ngứa: Do để lâu, các búi trĩ vùng hậu môn sẽ tiết ra các chất dịch hôi thường xuyên hơn nên sẽ gây ra ẩm ướt vùng hậu môn thường xuyên dẫn đến viêm nhiễm
- Nhiễm trùng: Máu cháy ra nhiều hơn cùng với đó là các chất dịch nhầy hôi sẽ làm cho các tĩnh mạch máu bị nhiểm bẩn, nhiểm khuẩn gây ra nhiễm trùng máu
- Bị viêm đường hậu môn: Khi đi lại hay sinh hoạt, do ma sát sẽ gây nên tổn thương cho các bũi trĩ, khiến cho các vi khuẩn, virus từ phân hay chất dịch hôi xâm nhập, khiến cho hậu môn bị viêm, nguy cơ bị apxe hậu môn, nứt hậu môn
- Tắc nghẽn mạch: Các tĩnh mạch búi trĩ bị xung huyết căng dãn quá mức do để quá lâu, gây ra đông và tụ máu, khiến cho việc đại tiện cực kì khó khăn: Gây đau tức, phân không thể ra ngoài, người bệnh thường xuyên có cảm giác vẫn còn phân trong lòng đại - trực tràng
- Hoại tử: Búi trĩ để lâu sẽ dẫn đến hoại tử, do các nấm, vi khuẩn xâm nhập, lúc này nếu không đi chữa trị kịp thời dẫn tới các biến chứng khôn lường, đặc biệt là ung thư hậu môn, trực tràng và có nguy cơ cắt bỏ hậu môn, phải dùng hậu môn nhân tạo vĩnh viễn
Từ những biểu hiện, biến chứng trên với câu hỏi
Bệnh trĩ để lâu có nguy hiểm không?
Thì chúng tôi xin khẳng định rằng bệnh trĩ để lâu rất nguy hiểm nên cần phải điều trị kịp thời, nó gây ảnh hưởng xấu tới sức khỏe tinh thần người bệnh. Nếu phát hiện càng sớm, búi trĩ mới mình thành, có biểu hiện nhẹ thì khả năng thành công điều trị sẽ rất cao, khả năng tái phát sẽ rất thấp.
Phòng khám Hưng Thịnh là địa chỉ đáng tin cậy, nơi đây đã điều trị thành công cho các bệnh nhân ở các cấp độ khác nhau.