Hội chứng ruột kích thích

Lượt xem: 17194
Đánh giá :
Điểm trung bình: 4.3 / 10 ( 85 lượt đánh giá )

Hội chứng ruột kích thích(tên tiếng Anh là irritable bowel syndrome-IBS) là rối loạn tiêu hóa xảy ra trong thời gian lâu dài, xảy ra và lặp lại nhiều lần. Bệnh này không có tổn thương. Nên khi làm các kết quả xét nghiệm, nội soi sẽ không tìm ra các tổn thương nào về giải phẫu ở ruột

Hội chứng ruột kích thích còn được biết đến như viêm đại tràng co thắt, viêm đại tràng mãn tĩnh,...

Bệnh này gây ra đau bụng, đầy hơi, đi ngoài có chất nhầy trong phân, có thói quen đi ngoài không đều: tiêu chảy, xen lẫn táo bón.

Nguyên nhân

Ăn đồ ăn nhiều dầu mỡ gây ra IBS

- Bị stress: Căng thẳng, lo âu sẽ gây ức chế thần kinh

- Do ăn uống: IBS có thể xuất hiện khi ăn một số thực phẩm nhất định, do cơ địa mỗi người sẽ gây nên táo bón hay tiêu chảy

- Sự thay đổi nội tiết tố hormone trong thời kì kinh nguyệt

- Các bệnh như nhiễm khuẩn ruột, tiêu chảy cấp cũng gây ra IBS

- Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh

- Di truyền cũng gây ra hội chứng ruột kích thích

Triệu chứng

Đau bụng âm ỉ là biểu hiện của IBS

- Tần suất đi ngoài bị thay đổi

- Đi ngoài phân lỏng hoặc táo bón, có thể có chất nhầy dính vào phân hoặc có cảm giác đi ngoài chưa hết. Đặc biệt phân không dính máu

- Đau bụng cơn: Đau không có đặc điểm cụ thể, không có vị trí nhất định

- Bụng đầy hơi

- Mệt mỏi kéo dài, đau đầu

- Đau các khớp hoặc cơ

- Đau khi quan hệ tình dục đối với nữ, kinh nguyệt không đều

Biện pháp khắc phục

Tập thể dục thường xuyên cũng là biện pháp phòng tránh IBS

- Ăn/uống đủ chất, cố gắng ăn vào thời gian cố định, đúng giờ. Để điều chỉnh chứng năng nhu động ruột

- Uống nhiều nước

- Hội chứng ruột kích thích thường bị thiếu Lactase. Bởi Lactase là một Enzyme để phân giải Lactose. Do đó nên tránh các thực phẩm có loại đường này

- Nếu táo bón, nên ăn nhiều thực phẩm chứa nhiều chất xơ

- Nếu tiêu chảy, nên sử dụng thức ăn đặc, dễ tiêu. Nên chia nhiều bữa nhỏ

- Cẩn thận với các sản phẩm từ sữa, nếu không dung nạp Lactose thì hãy thay sữa chua cho sữa hoặc sử dụng các thuốc enzyme giúp phân hủy Lactose

- Không nên sử dụng thực phẩm chứa các chất kích thích: Rượu, bia, cà phê hoặc các đồ uống có ga

- Không nên ăn thức ăn khó tiêu hay đầy hơi: Hành tây, khoai, sắn,... hoặc các thực phẩm nhiều đường như: Xoài, mít, cam, quýt,...

- Thư giãn: Không nên lo lắng, trầm cảm hay suy nghĩ nhiều

- Tập thể dục thường xuyên

Người mắc hội chứng ruột kích thích sẽ có triệu chứng đi ngoài lỏng hoặc rắn. Đây là hai triệu chứng thường gặp nhất cửa bệnh.
Nếu không khắc phục sớm, bệnh này sẽ biến chứng thành bệnh trĩ

KIẾN THỨC Y KHOA nên tìm hiểu

Bệnh trĩ lây qua các con đường nào?
Bệnh trĩ lây qua các con...
Bệnh trĩ là nỗi sợ hãi của rất nhiều người, ngoài những cảm...
Sau mổ trĩ cần kiêng những gì?
Sau mổ trĩ cần kiêng những...
Sau mổ trĩ cần kiêng cữ gì là câu hỏi có ý nghĩa quan trọng đối...
Phòng khám đa khoa Hưng Thịnh tiêu chuẩn 3H hàng đầu
Phòng khám đa khoa Hưng...
Nhiều người tò mò “chất lượng phòng khám đa khoa Hưng Thịnh có...
Quan hệ qua hậu môn có an toàn không?
Quan hệ qua hậu môn có an...
Trong cuộc sống của các cặp vợ chồng, các cặp đôi đang yêu,... Thì...
Chất nhầy trong phân
Chất nhầy trong phân
Chất nhầy là một hiện tượng phổ biến có trong mũi, miệng, thực...
Ngồi lâu gây ra bệnh trĩ
Ngồi lâu gây ra bệnh trĩ
Theo thống kê của sở y tế, khoảng 70% dân số người Việt Nam mắc...